Webcuame

Webcuame

Share this post

Webcuame
Webcuame
Bệnh người già: dementia
User's avatar
Discover more from Webcuame
Chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức nuôi dạy con và chăm sóc gia đình
Already have an account? Sign in
Góc Của Mẹ

Bệnh người già: dementia

Apr 21, 2014

Share this post

Webcuame
Webcuame
Bệnh người già: dementia
Share

Sáng nay ngồi tại quán cà phê với cô giáo và bạn cùng lớp, mọi người nói về bệnh “dementia” tức là bệnh suy giảm trí nhớ ở người già, nói nôm na theo ngôn ngữ tiếng Việt là bệnh “lẫn” ở người già, tự nhiên cảm giác của những ngày tháng thực tập trong nhà dưỡng lão và bệnh viện lại trỗi dậy trong mình.

Có lẽ một trong những nơi lấy đi rất nhiều nước mắt của mình là ở viện dưỡng lão. Kể ra đây một kỷ niệm không bao giờ quên cho mọi người hình dung thế nào là bệnh dementia.

Mình được giao nhiệm vụ giúp một cô kia trong bữa ăn. Cô ấy chắc chưa đến 60, nhìn còn trẻ lắm, vậy mà không hiểu tại sao lại bệnh nặng như vậy. Nhìn cô còn rất là khỏe mạnh, nhưng trí nhớ hầu như không còn nữa.

Mình ngồi nói chuyện với cô, giải thích với cô từng thứ, từng chút, không khác gì giới thiệu đồ ăn với một đứa trẻ.

Mình (M): Đây là món cá hồi cô ạ. Trông ngon quá! Cô thử đi.

Cô (C): Cá hồi à? Để tôi thử xem… À.. ngon thật đấy. Ủa còn cái này là cái gì? (Chỉ vào củ khoai tây)

M: À, đây là khoai tây cô à. Cô ăn thử xem. Cô có cần con giúp không?

C: Cái này ăn làm sao? Nó có cứng không?

M: Không cô ạ, mềm lắm.

C (chỉ vào cái nĩa): Còn cái này là gì nhỉ?

M: Cái nĩa cô à. Cô có thể dùng nĩa để lấy khoai tây. Đây, làm thế này này (vừa nói vừa cầm nĩa để lấy khoai tây). Cô há miệng ra nào.

C (há miệng ra).

M: Ngon chứ?

C: Ừ, tôi thấy ngon. Món kia là gì thế (chỉ vào món cá hồi)?

M: À, đây là cá hồi cô ạ.

C: Cá hồi à?

……

Trong suốt bữa ăn, mình luôn miệng nhắc lại với cô từng món ăn, chỉ cho cô cầm nĩa, cách uống nước. Cứ mỗi 5 phút cô lại hỏi tên từng món ăn, mình lại chỉ cho cô cách cầm nĩa, cách uống nước.

Tới giờ giải lao, mình tìm một góc tĩnh lặng, để ngồi một mình, và để cho nước mắt rơi tự do. Ai đó sẽ nói tại sao mình lại dễ xúc động như vậy, một ngày tiếp xúc với bao nhiêu bệnh nhân, sống chết là bình thường, việc gì phải xúc động.

Nhưng nếu người phụ nữ ấy là mẹ của bạn, hay là một người nào đó bạn thương yêu, thì bạn sẽ nghĩ khác. Hãy tưởng tượng một ngày nào đó người bạn yêu thương không thể nhớ bạn là ai, mất hết những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống hằng ngày, thậm chí họ không biết phải làm vệ sinh bản thân như thế nào, thì bạn sẽ hiểu cảm giác của mình.

Những người già trong viện dưỡng lão cáu nhất là lúc họ được y tá tắm rửa, lau chùi. Tại sao vậy?

Cho dù bạn có là người biếng nhác, không muốn động tay vào bất cứ việc gì, nhưng bạn sẽ không bao giờ muốn chỗ riêng tư của mình bị người khác nhìn thấy hoặc đụng vào. Người già bị dementia mất hết những kỹ năng căn bản như vậy.

Tuy hiện nay, mình không làm y tá, vì lý do gia đình; nhưng mình sẽ cố gắng viết lại những gì mình được học và cảm nhận, để mọi người hiểu được khi người ta không thể sống như người bình thường, thì họ sẽ ra sao. Hi vọng bằng những câu chuyện nho nhỏ mình viết ra, bạn bè sẽ thấy lấp ló đâu đó của ông bà, cha mẹ mình, và hình ảnh tương lai của chính mình trong đó, để biết thông cảm, yêu thương và sẻ chia.


Subscribe to Webcuame

Launched 10 months ago
Chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức nuôi dạy con và chăm sóc gia đình

Share this post

Webcuame
Webcuame
Bệnh người già: dementia
Share

Discussion about this post

User's avatar
Dzú ơi, mình chia tay nha!
Vào một group nọ đọc câu chuyện cai sữa mẹ và những ám ảnh sau đó, mình thấy thương quá nên viết bài này.
Jan 19, 2024
1

Share this post

Webcuame
Webcuame
Dzú ơi, mình chia tay nha!
Làm gương
Cha mẹ nhắc nhở con nhiều cỡ nào, kỷ luật nghiêm khắc cỡ nào, cũng không bằng việc làm gương.
Jan 30
1

Share this post

Webcuame
Webcuame
Làm gương
Vì ai mà phải cai?
Thay vì bảo mẹ "Cai sữa đi!", hãy thử nói: "Cố lên, mẹ làm tốt lắm rồi!"
Dec 13, 2024
1

Share this post

Webcuame
Webcuame
Vì ai mà phải cai?

Ready for more?

© 2025 Nguyen N Dao
Privacy ∙ Terms ∙ Collection notice
Start writingGet the app
Substack is the home for great culture

Share

Create your profile

User's avatar

Only paid subscribers can comment on this post

Already a paid subscriber? Sign in

Check your email

For your security, we need to re-authenticate you.

Click the link we sent to , or click here to sign in.